eSIM là gì? Tổng quan
1. Định nghĩa
eSIM (embedded-SIM) là một dạng thẻ SIM được nhúng trực tiếp vào thiết bị thay vì mạch tích hợp nằm trên thẻ SIM có thể tháo rời. eSIM bao gồm phần mềm được cài đặt trên chip eUICC được gắn cố định vào thiết bị. Nếu eSIM tương thích với eUICC, nó có thể được lập trình lại với thông tin SIM mới.
Sau khi cấu hình nhà cung cấp dịch vụ eSIM đã được cài đặt trên eUICC, nó sẽ hoạt động giống như một SIM vật lý, hoàn chỉnh với mã xác thực mạng và ICCID duy nhất do nhà cung cấp dịch vụ tạo ra. Nó có đầy đủ các chức năng của một chiếc SIM thông thường, có khả năng thay thế các loại SIM nhựa phổ biến trên thị trường.
Khác với các loại SIM thông thường, Embedded SIM sẽ được gắn trực tiếp với bảng mạch của thiết bị trong quá trình sản xuất. Vì có kích thước rất nhỏ nên nó phù hợp sử dụng trên các thiết bị điện tử nhỏ như đồng hồ thông minh.
2. Lịch sử
Phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn đã được xuất bản vào tháng 3 năm 2016, tiếp theo là phiên bản thứ hai vào tháng 11 năm 2016. Sau đó, eSIM đã có xu hướng bắt đầu thay thế SIM vật lý trong các lĩnh vực bao gồm cả điện thoại di động.
Embedded SIM lần đầu tiên được công bố trên thị trường là vào năm 2017, cùng với các sản phẩm Google Pixel 2 và Google Pixel 2 XL. Nhưng nó được biết đến rộng rãi hơn khi Apple mang công nghệ lên bộ 3 chiếc điện thoại iPhone Xs, iPhone Xs Max và iPhone Xr vào năm 2018.
3. Thông số kỹ thuật
eSIM là một đặc điểm kỹ thuật toàn cầu của GSMA cho phép cung cấp SIM từ xa của bất kỳ thiết bị di động nào. GSMA định nghĩa eSIM là SIM dành cho thế hệ thiết bị tiêu dùng được kết nối tiếp theo. Các giải pháp mạng sử dụng công nghệ eSIM có thể được áp dụng rộng rãi cho nhiều Internet of Things (IoT). Bao gồm ô tô được kết nối (gương chiếu hậu thông minh, chẩn đoán trên xe (OBD), điểm truy cập Wi-Fi trên ô tô ), trình dịch trí tuệ nhân tạo , thiết bị MiFi , thiết bị thông minh tai nghe, đo sáng thông minh , thiết bị theo dõi GPS , DTU, chia sẻ xe đạp , trình phát quảng cáo, thiết bị giám sát video...
Một eSIM thường được cung cấp từ xa, người dùng cuối có thể thêm hoặc xóa các nhà khai thác mà không cần phải hoán đổi vật lý SIM khỏi thiết bị. Tất cả eSIM đều được lập trình với ID eSIM (EID) cố định tại nhà sản xuất. Số này được dịch vụ cung cấp sử dụng để liên kết thiết bị với đăng ký nhà cung cấp dịch vụ hiện có cũng như để thiết lập một kênh an toàn.
eSIM khác gì so với SIM thường
Thẻ SIM truyền thống bao gồm một mạch tích hợp nằm trên thẻ mạch tích hợp chung (UICC), thường được làm bằng nhựa PVC, được lắp thủ công vào thiết bị. Ngược lại, eSIM là cấu hình thẻ SIM ảo hóa được cài đặt trên chip eUICC được gắn vĩnh viễn trên bề mặt thiết bị di động tại nhà máy. Chip eUICC dùng để lưu trữ eSIM sử dụng giao diện điện giống như SIM vật lý như được định nghĩa trong ISO/IEC 7816 nhưng có định dạng nhỏ 6 mm × 5 mm. Sau khi cấu hình nhà cung cấp dịch vụ eSIM đã được cài đặt trên eUICC, nó sẽ hoạt động giống như một SIM vật lý, hoàn chỉnh với mã xác thực mạng và ICCID duy nhất do người điều hành tạo ra.
Dưới đây là những điểm khác nhau giữa Embedded SIM với các loại SIM thông thường
1. eSIM có kích thước nhỏ gọn, lắp đặt gọn trong thiết bị
Với kích thước chỉ khoảng 5x5mm, do đó chúng chiếm rất ít diện tích so với các loại SIM thông thường. Điều này cực kỳ có ích với các thiết bị như đồng hồ thông minh, bởi nó có kích thước nhỏ.
2. Bỏ được khe cắm SIM
Nếu như những chiếc điện thoại, đồng hồ thông minh loại bỏ được khe cắm SIM sẽ hạn chế các khoảng hở, ngăn bụi, hay nước lọt vào. Từ đó nâng cao được tuổi thọ cho thiết bị.
3. Quá trình chuyển đổi giữa các SIM trở nên đơn giản hơn
Việc cài đặt eSIM sẽ được tiến hành thông qua quét mã QR, do đó việc thao tác chuyển đổi SIM trên các thiết bị sẽ vô cùng đơn giản mà không cần phải tháo SIM ra ngoài. Bên cạnh đó bạn cũng có thể đăng ký chuyển đổi từ SIM thường sang dạng online, mà không cần phải ra cửa hàng của các nhà mạng, sẽ rất tiết kiệm thời gian.
eSim khác gì so với SIM thường
Ưu và nhược điểm của eSIM - Lợi ích khi sử dụng
eSIM là thành quả của quá trình nghiên cứu nhiều năm, được tích hợp nhiều công mới. Do đó nó đem lại nhiều lợi ích khi sử dụng như:
- Kích thước nhỏ, có thể lắp đặt sẵn bên trong các thiết bị.
- Hạn chế việc làm rơi, hỏng hay mất khi thay đổi các thẻ SIM.
- Giảm việc bám bụi bẩn, tạp chất ở phía bên trong SIM để tiếp cận vào ổ cứng của điện thoại.
- Giúp cho việc chuyển đổi giữa các nhà mạng, gói cước một cách dễ dàng.
- Có thể sử dụng được 2 SIM trên các thiết bị chỉ trang bị một khe SIM vật lý như các dòng điện thoại iPhone.
1. Ưu điểm
Là một công nghệ SIM với nhiều ưu điểm nổi bật, đem lại sự tiện lợi cho người dùng, cụ thể:
- Không cần sử dụng đến như que chọc SIM.
- Gạt bỏ đi nỗi lo lắng mỗi lần chuyển đổi SIM qua các thiết bị.
- Thuận tiện trong sử dụng ở nước ngoài.
- Nhỏ gọn, tối ưu không gian trong máy, giúp máy đạt độ mỏng nhất định, tăng tính thẩm mỹ.
- Do SIM được gắn trực tiếp vào máy nên rất hữu ích khi bạn muốn tìm lại máy trong trường hợp bị mất.
- Đặc biệt bạn có thể tích hợp 5 số thuê bao vào cùng một 1 eSIM.
- Nhà mạng có thể dễ dàng nâng cấp SIM dễ dàng, mà không cần phải đổi từ SIM 3G sang 4G.
- Khả năng nhận, truyền các dữ liệu từ xa tốt hơn. Đặc biệt thông qua các điện thoại, bạn có thể lựa chọn nhà điều hành và những gì mà bạn muốn.
Ưu điểm của eSIM
2. Nhược điểm
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng công nghệ SIM còn tồn tại những điểm yếu như:
- Việc thay đổi SIM thông thường do các công ty kiểm soát, do đó nhiều người dùng lo lắng đến sự tự do của họ.
- Khả năng bắt sóng của eSIM cũng kém hơn so với SIM vật lý.
- Khi người dùng chuyển sang các thiết bị khác cần phải liên hệ nhà mạng để được cấp lại mã QR khác.
Có nên dùng eSIM? Có sử dụng được ở Việt Nam?
Embedded SIM được ra mắt vào năm 2018, và cho đến nay đã có rất nhiều thiết bị từ điện thoại Android, iPhone, smartwatch đều có hỗ trợ công nghệ này. Đặc biệt các nhà mạng lớn ở Việt Nam như Viettel, Mobifone, Vinaphone đều đã triển khai công nghệ SIM này trên toàn quốc.
Nhưng bên cạnh đó, có các thiết bị có hỗ trợ eSIM, nhưng lại không nằm trong sách được các nhà mạng ở Việt Nam hỗ trợ. Do đó để biết thêm các thông tin chi tiết bạn nên liên hệ với Tổng đài Chăm sóc Khách hàng của nhà mạng.
eSIM dùng được ở Việt Nam
Danh sách thiết bị hỗ trợ eSIM tại Việt Nam
Nếu bạn muốn biết những thiết bị nào được hỗ trợ công nghệ eSIM tai Việ Nam có thể tham khảo ngay thông tin ở bên dưới
1. iPhone
Trên các điện thoại iPhone đều được hỗ trợ Embedded SIM, tuy nhiên phải đảm bảo thiết bị đó sử dụng hệ điều hành phiên bản iOS 12.1 trở lên.
- Năm 2018: iPhone Xs, iPhone Xs Max và iPhone Xr.
- Năm 2019: iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max.
- Năm 2020: iPhone SE, iPhone 12, iPhone 12 Pro, iPhone 12 Pro Max và iPhone 12 mini.
- Năm 2021: iPhone 13, iPhone 13 mini, iPhone 13 Pro, iPhone 13 Pro Max.
2. Điện thoại Android
- Đối với thương hiệu Samsung: Samsung Galaxy S20, Samsung Galaxy S20+, Samsung Galaxy S20 Ultra, Samsung Galaxy Note20, Samsung Galaxy Note20 Ultra, Samsung Galaxy S21 5G, Samsung Galaxy S21+ 5G, Samsung Galaxy S21 Ultra 5G, Samsung Galaxy Fold, Samsung Galaxy Z Fold2, Samsung Galaxy Z Fold3, Samsung Galaxy Z Flip, Samsung Galaxy Z Flip3.
- Điện thoại Google Pixel hỗ trợ eSIM: Google Pixel 2, Google Pixel 3, Google Pixel 3 XL, Google Pixel 3a, Google Pixel 3a XL, Google Pixel 4, Google Pixel 4 XL, Google Pixel 5.
3. Đồng hồ thông minh
- Đối với Apple Watch: Apple Watch Series 7 LTE 45mm dây thép, Apple Watch Series 7 LTE 45mm viền thép, Apple Watch S6 LTE 40mm viền nhôm dây silicone, Apple Watch SE 44mm viền nhôm dây cao su,...
- Đối với Samsung Galaxy Watch: Samsung Galaxy Watch 3 LTE 41mm viền thép dây da hồng, Samsung Galaxy Watch 4 LTE Classic 46mm, Samsung Galaxy Watch 4 LTE Classic 42mm, Samsung Galaxy Watch 4 LTE 40mm,...
4. Các dòng máy tính bảng
Trên thị trường Việt Nam, các sản phẩm máy tính bảng có hỗ trợ công nghệ eSIM còn rất ít. Một số sản phẩm nổi tiếng như iPad Pro từ năm 2018, iPad Air 3, iPad Air 3, iPad Gen 7, iPad Mini 5 trở lên. Bên cạnh đó một số máy tính bảng của Microsoft là Surface Pro LTE cũng có hỗ trợ công nghệ SIM này.
Chuyển SIM vật lý sang eSIM thế nào?
Chúng tôi xin được giới thiệu đến cách cách thức chuyển đổi giữa sim thường sang eSIM.
1. Viettel
Từ ngày 1/2/2019, Viettel đã cung cấp Embedded SIM ở các hệ thống cửa hàng trực tiếp. Vậy nên nếu quý khách có nhu cầu sử dụng có thể đến các Điểm giao dịch Viettel gần nhất:
- Đối với khách hàng mới: Cần có CMND (chứng minh nhân dân)
- Đối với các khách hàng thực hiện chuyển đổi từ SIM thường sang eSIM: Cần CMND + Thẻ SIM cũ.
Chuyển đổi từ SIM thường sang eSIM
2. MobiFone
Đối với nhà mạng MobiFone, thủ tục chuyển đổi sẽ như sau:
- Giấy tờ chuẩn bị: CMND + SIM đang sử dụng.
- Địa điểm: Các cửa hàng giao dịch MobiFone trên toàn quốc.
- Phí chuyển đổi: 25.000đ/SIM.
- Sau khi chuyển đổi thành công, nhân viên sẽ giúp bạn hỗ trợ quét mã QR eSIM vào thiết bị để sử dụng.
3. Vinaphone
- Bước 1: Truy cập vào trang web esim.vinaphone.com.vn
- Bước 2: Tại giao diện trang chủ, bạn bấm chọn vào mục đăng ký eSIM cho thuê bao VinaPhone và bấm Tiếp tục.
- Bước 3: Thực hiện điền đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu.
- Bước 4: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin bạn bấm vào ô Đăng ký đổi eSIM là xong.
Hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng eSIM
1. Trên điện thoại
Có hai cách để sử dụng eSIM trên điện thoại, đó là:
Cách 1: Chuyển đổi qua phần Cài đặt trên máy
Đối với điện thoại iPhone
Bước 1: Vào Cài đặt > Vào mục Di động
Thực hiện bước 1
Bước 2: Chọn Thêm gói cước di động > Thực hiện Quét mã QR code được các nhà mạng cung cấp
Quét mã QR
Bước 3: Chọn Thêm gói cước di động > Chọn Nhãn cho gói di động > Bấm Tiếp tục
Bước 4: Tắt nguồn máy, và khởi động lại thiết bị để sử dụng eSIM.
Đối với điện thoại Android
Bạn truy cập vào mục Cài đặt > Nhấn Kết nối > Chọn Quản lý SIM > Ở mục eSIM, nhấn chọn Thêm gói di động > Nhấn Thêm bằng mã QR và quét mã QR do các nhà mạng cung cấp > Nhấn thêm > Màn hình hiển thị thông báo Bật gói cước mới, nhấn OK.
Cách 2: Chuyển đổi qua USSD
- Bước 1: Bấm *091# > Nhấn Gọi > Trả lời số “7” > Chọn Trả lời
- Bước 2: Bấm “1” > Bấm Trả lời > Nhấn được màn hình thông báo Yêu cầu đổi sang eSIM đã được tiếp nhận.
- Bước 3: Bật chế độ máy bay trong vòng 15 giây để SIM có thời gian chuyển đổi
- Bước 4: Sau khi đã hoàn tất, sau một thời gian, bạn sẽ nhận được tin nhắn từ tổng đài như hình dưới đây.
Thông báo tin nhắn từ tổng đài
Trên đồng hồ thông minh
Đối với Apple Watch
- Bước 1: Truy cập ứng dụng Watch > Truy cập mục Cellular > Nhấn Set Up Cellular.
- Bước 2: Nhập CMND/ Thẻ hộ chiếu? CCCD > Chọn Đăng nhập > Chọn đồng ý.
- Bước 3: Nhấn Đồng ý > Nhấn Đóng lại
- Bước 4: Kiểm tra lại trên Apple Watch bằng cách truy cập Trung tâm kiểm soát. Nếu như trên đồng hồ xuất hiện hình minh họa như trên là bạn đã thiết lập thành công.
Đối với Samsung Galaxy Watch
- Bước 1: Truy cập vào ứng dụng Galaxy Wearable > Chọn mục Gói cước di động > Nhấn Sử dụng mã.
- Bước 2: Quét mã QR của eSIM để hoàn thành thiết lập
Có nên sử dụng eSIM không?
Hiện nay, công nghệ Embedded SIM đang trong quá trình phát triển, đang từng bước tiếp cận với người dùng. Để nó có thể trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn không chỉ cần đến sự hỗ trợ của các nhà sản xuất smartphone mà còn cần sự hỗ trợ từ các nhà mạng viễn thông.
Ở Việt Nam không phải thiết bị nào cũng được tích hợp công nghệ này. Do đó nếu như bạn đang sử dụng những thiết bị được hỗ trợ eSIM nên chuyển sang sử dụng công nghệ SIM này bởi nó có thể thay thế loại SIM vật lý trong thời gian sắp tới.
Như vậy qua bài viết chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng xoay quanh chủ đề eSIM là gì và những thông tin liên quan. HanoiMobile cho rằng đây sẽ là công nghệ có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới nhằm đem đến những trải nghiệm thú vị cho người dùng.
Đọc thêm các bài viết khác của chúng tôi:
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ thay kính lưng iPhone tại HanoiMobile:
Để lại câu hỏi của quý khách