LTE là gì? Tổng quan
1. Khái niệm
LTE (viết tắt của cụm từ Long Term Evolution, có nghĩa là Tiến hóa dài hạn), công nghệ này được coi như công nghệ di động thế hệ thứ 4 (4G, nhưng thực chất LTE cung cấp tốc độ thấp hơn nhiều so với một mạng 4G thực sự). 4G LTE là một chuẩn cho truyền thông không dây tốc độ dữ liệu cao dành cho điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối dữ liệu. Nó dựa trên các công nghệ mạng GSM/EDGE và UMTS/HSPA, LTE nhờ sử dụng các kỹ thuật điều chế mới và một loạt các giải pháp công nghệ khác như lập lịch phụ thuộc kênh và thích nghi tốc độ dữ liệu, kỹ thuật đa anten để tăng dung lượng và tốc độ dữ liệu.
LTE là một chuẩn cho công nghệ truyền thông dữ liệu không dây và là một sự tiến hóa của các chuẩn GSM/UMTS. Mục tiêu của LTE là tăng dung lượng và tốc độ dữ liệu của các mạng dữ liệu không dây bằng cách sử dụng các kỹ thuật điều chế và DSP (xử lý tín hiệu số) mới được phát triển vào đầu thế kỷ 21 này. Một mục tiêu cao hơn là thiết kế lại và đơn giản hóa kiến trúc mạng thành một hệ thống dựa trên nền IP với độ trễ truyền dẫn tổng giảm đáng kể so với kiến trúc mạng 3G. Giao diện không dây LTE không tương thích với các mạng 2G và 3G, do đó nó phải hoạt động trên một phổ vô tuyến riêng biệt.
Đặc tả kỹ thuật LTE chỉ ra tốc độ tải xuống đỉnh đạt 300 Mbit/s, tốc độ tải lên đỉnh đạt 75 Mbit/s và QoS quy định cho phép trễ truyền dẫn tổng thể nhỏ hơn 5 ms trong mạng truy nhập vô tuyến. LTE có khả năng quản lý các thiết bị di động chuyển động nhanh và hỗ trợ các luồng dữ liệu quảng bá và đa điểm. LTE hỗ trợ băng thông linh hoạt, từ 1,25 MHz tới 20 MHz và hỗ trợ cả song công phân chia theo tần số (FDD) và song công phân chia theo thời gian (TDD). Kiến trúc mạng dựa trên IP, được gọi là Lõi gói tiến hóa (EPC) và được thiết kế để thay thay thế Mạng lõi GPRS, hỗ trợ chuyển giao liên tục cho cả thoại và dữ liệu tới trạm eNodeB với công nghệ mạng cũ hơn như GSM, UMTS và CDMA2000. Các kiến trúc đơn giản và chi phí vận hành thấp hơn (ví dụ, mỗi tế bào E-UTRAN sẽ hỗ trợ dung lượng thoại và dữ liệu gấp 4 lần so với HSPA).
2. Lịch sử
LTE được hãng NTT DoCoMo của Nhật đề xuất đầu tiên vào năm 2004, các nghiên cứu về tiêu chuẩn mới chính thức bắt đầu vào năm 2005. Tháng 5 năm 2007, liên minh Sáng kiến thử nghiệm LTE/SAE (LSTI) được thành lập, liên minh này là sự hợp tác toàn cầu giữa các hãng cung cấp thiết bị và hãng cung cấp dịch vụ viễn thông với mục tiêu kiểm nghiệm và thúc đẩy tiêu chuẩn mới để đảm bảo triển khai công nghệ này trên toàn cầu càng hợp càng tốt.
Dịch vụ LTE thương mại đầu tiên trên thế giới được hãng TeliaSonera giới thiệu ở Oslo và Stockholm vào ngày 14/12/2009. LTE là hướng nâng cấp tự nhiên cho các sóng mang với các mạng GSM/UMTS, nhưng ngay cả các nhà mạng dựa trên công nghệ CDMA như Verizon Wireless (hãng này đã khai trương mạng LTE quy mô lớn đầu tiên ở Bắc Mỹ vào năm 2010), và au by KDDI ở Nhật cũng tuyên bố họ sẽ chuyển lên công nghệ LTE. Do đó LTE được dự kiến sẽ trở thanh tiêu chuẩn điện thoại di động toàn cầu thực sự đầu tiên, mặc dù việc sử dụng các băng tần khác nhau tại các quốc gia khác nhau sẽ yêu cầu điện thoại di động LTE phải làm việc được ở các băng tần khác nhau tại tất cả các quốc gia sử dụng công nghệ LTE.
3. LTE có mất tiền không?
LTE chỉ là một ký hiệu thể hiện sóng truy cập đang ở mức độ nào nên LTE có tốn tiền không câu trả lời là KHÔNG.
Đặc điểm của mạng LTE
LTE hiện nay đã có nhiều cải tiến do với tiền nhiệm trước nó chính là sử dụng công nghệ ăng ten MIMO (nhiều đầu vào, nhiều đầu ra) với độ trẽ thấp nên LTE cho phép truyền các dịch vụ thoại VoLTE và video call quan giao thức Internet (IP). Cùng với đó cần kể đến các ứng dụng quan trong về thời gian.
Phần lớn tiêu chuẩn LTE hướng đến việc nâng cấp 3G UMTS để cuối cùng có thể thực sự trở thành công nghệ truyền thông di động 4G. Một lượng lớn công việc là nhằm mục đích đơn giản hóa kiến trúc hệ thống, vì nó chuyển từ mạng UMTE sử dụng kết hợp chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói sang hệ thống kiến trúc phẳng toàn IP. E-UTRA là giao diện vô tuyến của LTE. Nó có các đặc điểm chính sau:
- Tốc độ tải xuống đỉnh lên tới 299.6 Mbit/s và tốc độ tải lên đạt 75.4 Mbit/s phụ thuộc vào kiểu thiết bị người dùng.
- Thời gian trễ đi-về dưới 5 ms cho các gói IP nhỏ trong điều kiện tối ưu, trễ tổng thể cho chuyển giao thời gian thiết lập kết nối nhỏ hơn so với các công nghệ truy nhập vô tuyến kiểu cũ.
- Cải thiện hỗ trợ cho tính di động, thiết bị đầu cuối di chuyển với vận tốc lên tới 350 km/h hoặc 500 km/h vẫn có thể được hỗ trợ phụ thuộc vào băng tần.
- OFDMA được dùng cho đường xuống, SC-FDMA dùng cho đường lên để tiết kiệm công suất.
- Hỗ trợ cả hai hệ thống dùng FDD và TDD cũng như FDD bán song công với cùng công nghệ truy nhập vô tuyến.
- Hỗ trợ cho tất cả các băng tần hiện đang được các hệ thống IMT sử dụng của ITU-R.
- Tăng tính linh hoạt phổ tần: độ rộng phổ tần 1,4 MHz, 3 MHz, 5 MHz, 10 MHz, 15 MHz và 20 MHz được chuẩn hóa
- Hỗ trợ từ bán kính hàng chục m (femto và picocell) lên tới các macrocell bán kính 100 km
- Hỗ trợ ít nhất 200 đầu cuối dữ liệu hoạt động trong mỗi tế bào có băng thông 5 MHz.[
- Đơn giản hóa kiến trúc: phía mạng E-UTRAN chỉ gồm các eNode B
- Hỗ trợ hoạt động với các chuẩn cũ (ví dụ như GSM/EDGE, UMTS và CDMA2000). Nếu tại một địa điểm không có mạng LTE thì người dùng vẫn có thể tiếp tục hoạt động nhờ các mạng GSM/GPRS hoặc UMTS dùng WCDMA hay thậm chí là mạng của 3GPP2 như cdmaOne hoặc CDMA2000).
- Giao diện vô tuyến chuyển mạch gói.
- Hỗ trợ cho MBSFN (Mạng quảng bá đơn tần), cung cấp các dịch vụ như Mobile TV dùng cơ sở hạ tầng LTE, và là một đối thủ cạnh tranh cho truyền hình dựa trên DVB-H.
Mạng LTE hoạt động như thế nào
Điều kiện để sử dụng LTE
Điều kiện để sử dụng được LTE cần đáp ứng như sau để mang được trải nghiệm tốt nhất đến người sử dụng, cụ thể là:
- Sim 4G nhà mạng đăng ký: Có thể lựa chọn loại sim nâng cấp 4G từ các nhà mạng khác nhau như Viettel, Vinaphone, Mobiphone,... Bạn có thể đếm trực tiếp cửa hàng, chi nhánh chỉa nhà mạng để đổi sim 4G hoặc đăng ký gói cước mạng
- Thiết bị di động hỗ trợ mạng 4G: Hầu hết các thiết bị di động hiện nay đều tích hợp hỗ trợ tính năng này. Người dùng có thể kiểm tra thông số kỹ thuật sản phẩm của mình hoặc liên hệ với đơn vị cung cấp để được hướng dẫn chi tiết.
Điều kiện để sử dụng LTE
Cách bật LTE trên hệ điều hành IOS và Android
Việt Nam hiện là 1 trong 5 năm nước đầu tiên làm chủ công nghệ 5G. Thực chất thế hệ mạng thứ 5 tiếp thu và cải tiến từ thế hệ mạng thứ tư. Về kỹ thuật, 5G không phải hệ thống mạng độc lập mà thêm các chức năng và kỹ thuật mới vào mạng 5G. Giống như LTE, 5G sử dụng nhiều dải tần khác nhau để phủ sóng ở các khu vực nông thôn, thành thị. Với công nghệ 5G, Việt Nam sẽ tận dụng được khoảng 70% hạ tầng của 4G các trạm thu phát sóng, ăng ten và các thiết bị truyền tải,... Vì vậy LTE có vai trò quan trọng đối với công nghệ 5G xu thế trong tương lai.
LTE hiện được tích hợp trong các dòng máy, để thực hiện bật công nghệ này trên các hệ điều hành iOS và Android, bạn thực hiện chi tiết như sau:
1. iOS
- Bước 1: Vào Cài đặt → Di động
- Bước 2: Mở dữ liệu di động, gạt nút chuyển màu xanh
- Bước 3: Nhấn Tùy chọn vùng dứ liệu di động → Thoại & dữ liệu
- Bước 4: Chọn mạng 4G
Cách bật LTE trên hệ điều hành IOS
2. Androids
- Bước 1: Vào cài đặt → Kết nối
- Bước 2: Chọn Các mạnh di động
- Bước 3: Chọn Chế độ mạng sim, chọn LTE/3G/2G(tự động kết nối
- Bước 4: Quay lại phần kết nối → Gạt nút xanh ở phần sử dụng dữ liệu và bật dữ liệu di động
Tóm lại, trên đây là giải đáp LTE là gì và các thông tin chi tiết về cách hoạt động và điều kiện để sử dụng LTE. Theo dõi HanoiMobile để có thêm những thông tin hữu ích khác nữa nhé!
Tham khảo thêm các nội dung khác mà chúng tôi chia sẻ:
Tham khảo dịch vụ sửa chữa thay kính lưng iPhone mà HanoiMobile đang thực hiện trên toàn bộ hệ thống hiện nay:
Để lại câu hỏi của quý khách