Màn hình điện thoại bị nhiễu giật nguyên nhân do đâu?

Màn hình điện thoại bị giật là trường hợp màn hình xuất hiện gợn sóng hay đường vân thẳng hoặc các chữ, hình ảnh trên hình nhảy lung tung, nhấp nháy liên tục. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng như trên có thể kể đến:

1. Lỗi xung đột phần mềm

Xung đột phần mềm là tình trạng 2 hay nhiều ứng dụng không thể chạy cùng lúc trên thiết bị. Khi có sự xung đột giữa các ứng dụng, thiết bị có thể xảy ra các hiện tượng nhiễu giật, bao gồm màn hình bị đóng băng, biến đổi màu sắc không đúng hoặc nháy màn hình.

 

2. Quá tải do dùng điện thoại trong thời gian dài

Khi sử dụng sản phẩm trong thời gian dài, máy sẽ bị nóng lên và lớp keo dán màn hình bị chảy ra hoặc phần cứng bị hỏng. Ngoài ra, thiết bị phải hoạt động quá lâu không được nghỉ ngơi cũng khiến các linh kiện, phụ kiện quá tải gây hiện tượng giật nhiễu.

 

3. Nhiều ứng dụng chạy ngầm

Ứng dụng chạy ngầm là các phần mềm đang hoạt động trên điện thoại của bạn ngay cả khi bạn không mở chúng. Khi có các app chạy ngầm khiến bộ nhớ của máy đang rất nặng gây quá tải và làm cho máy không kịp xử lý. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng màn hình nhiễu.

 

Hình ảnh: Có quá nhiều ứng dụng chạy ẩn khiến điện thoại bị giật

 

4. Điện thoại bị va chạm mạnh, rơi vào nước

Khi chịu tác động lực mạnh hoặc bị rơi vào nước có thể gây nên tình trạng do cáp màn hình bị lỏng, các bộ phận bên trong gặp sự cố hoặc hư hỏng. Tình trạng này diễn ra khiến màn hình của máy xuất hiện các vết sọc hay vết loang.

 

5. Hệ điều hành không tương thích

Trong trường hợp bạn cập nhật hệ điều hành lên phiên bản mới hoặc đã lâu rồi bạn không cập nhật hệ điều hành thì cũng có thể xảy ra hiện tượng hệ điều hành không tương thích với điện thoại.

 

Cách khắc phục màn hình điện thoại bị nhiễu giật

Tình trạng màn hình bị giật, nhiễu khiến người dùng không thể sử dụng điện thoại, gây gián đoạn công việc hay liên lạc với mọi người. Trước khi đem thiết bị đi sửa chữa, bạn có thể thử các cách khắc phục tại nhà sau đây:

1. Xóa bớt ứng dụng (app) trên điện thoại

Bạn nên xóa những phần mềm không sử dụng thường xuyên để giảm dung lượng bộ nhớ, tránh làm thiết bị quá tải. Trong trường hợp bạn mới tải về phần mềm nào thì có thể phần mềm đó chứa mã độc, bạn nên xóa ngay. Đồng thời, chỉ nên tải ứng dụng qua các địa chỉ uy tín như: CH Play hoặc App Store.

 

Hình ảnh: Xóa bớt các ứng dụng không sử dụng trên điện thoại

 

2. Tắt những ứng dụng chạy ngầm

Với những ứng dụng chạy ngầm trên máy bạn hãy tắt khi không sử dụng để giảm gánh nặng cho thiết bị. Như vậy máy có thể chạy nhanh và mượt hơn, hơn thế còn giúp khắc phục tình trạng màn hình điện thoại bị rung giật, chớp nháy,…một cách hiệu quả.

 

3. Khởi động lại máy

Khởi động lại điện thoại là việc làm người dùng đều thử khi điện thoại xuất hiện lỗi. Quá trình này giúp làm mới bộ nhớ điện thoại, khắc phục các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các tác vụ.

 

Hình ảnh: Khởi động loại điện thoại để làm mới bộ nhớ điện thoại

 

4. Khôi phục các cài đặt gốc ban đầu cho điện thoại

Thao tác này sẽ đưa điện thoại về trạng thái cài đặt ban đầu giúp khắc phục được nhiều lỗi trên thiết bị. Tuy nhiên, trước khi đưa thiết bị về cài đặt ban đầu, bạn cần sao lưu các dữ liệu quan trọng trên máy, nếu không các dữ liệu quan trọng có thể bị xóa.

 

Hình ảnh: Khôi phục lại cài đặt gốc của điện thoại

 

5. Cập nhật lại hệ điều hành tương thích

Thông thường, việc cập nhật hệ điều hành có thể giải quyết vấn đề hiển thị, do đó hãy kiểm tra xem có bản cập nhật nào cho thiết bị của bạn không. Nếu có hãy tiến hành cập nhật ngay phiên bản tương thích để tiếp tục sử dụng thiết bị bình thường.

 

6. Đem điện thoại đến các trung tâm sửa chữa uy tín, chuyên nghiệp

Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên nhưng không giải quyết được lỗi thì có thể sự cố trên màn hình điện thoại là do lỗi phần cứng và cần nhờ đến sự can thiệp của các chuyên gia. Do đó, hãy ghé qua trung tâm sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục.

 

Hình ảnh: Nhờ sự trợ giúp từ các chuyên gia

 

Cách hạn chế tình trạng màn hình điện thoại bị nhiễu giật

Điện thoại là một tài sản quý giá của mỗi người chúng ta, gắn liền với các công việc hàng ngày từ gọi điện, nhắn tin, giao dịch ngân hàng. Chính vì vậy, không ai muốn điện thoại của mình gặp sự cố trên, để hạn chế được tình trạng máy nhiễu giật, bạn hãy tham khảo những lưu ý sau:

1. Kiểm tra kỹ màn hình điện thoại trước khi chọn mua

Khi mua điện thoại dù mới hay là cũ, người mua nên kiểm tra màn hình một cách cẩn thận xem có lỗi ở phần nào không. Nếu phát hiện lỗi thì nên yêu cầu đổi máy để tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay thế sau này.

 

Hình ảnh: Trước khi mua hãy kiểm tra kỹ màn hình

 

2. Hạn chế sử dụng quá nhiều ứng dụng trên điện thoại cùng một lúc

Khi sử dụng đa nhiệm, thiết bị hoạt động nhiều hơn gây nóng máy. Các ứng dụng có thể xung đột với nhau dẫn đến các lỗi như màn hình bị nhiễu giật, đơ,… Chính vì vậy, bạn chỉ nên dùng ít ứng dụng cùng lúc và tắt những ứng dụng chạy ngầm.

 

3. Không để điện thoại hoạt động liên tục trong thời gian dài

Sử dụng trong thời gian dài, liên tục khiến cho thiết bị nóng lên, làm suy giảm tuổi thọ của điện thoại và có thể gây ra các vấn đề như màn hình bị nhiễu giật hoặc điện thoại bị treo. Bạn nên dành những khoảng nghỉ để các bộ phận của điện thoại có thời gian nghỉ ngơi, không bị quá tải.

 

4. Hạn chế để điện thoại chịu va đập mạnh

Màn hình là phần nhạy cảm của thiết bị, bảo vệ điện thoại khỏi chịu tác động của ngoại lực giúp tăng tuổi thọ của màn hình. Thông thường các sự cố va đập thường gây nứt màn, nhiễu,…và cần phải thay màn hình mới rất tốn kém. Vì vậy, nên để điện thoại ở những vị trí an toàn, tránh làm rơi hay dính nước.

 

5. Tránh để điện thoại tiếp xúc với các nguồn nhiệt cao

Việc để thiết bị gần các nguồn nhiệt cao có thể làm chết các điểm ảnh trên màn hình, ảnh hưởng tới lớp cảm ứng, gây các lỗi như màn hình giật hay chớp tắt liên tục.

 

Bài viết trên đây HanoiMobile đã chia sẻ chi tiết những nguyên nhân và giải pháp khắc phục màn hình điện thoại bị nhiễu giật. Hi vọng những thông tin này có thể giúp ích được bạn.