Phần cứng máy tính là gì?
Phần cứng của máy tính chính là những thiết bị bên trong và bên ngoài của máy tính mà ta có thể sờ được, cầm được và nhìn thấy được. Những phần cứng này chính là những bộ phận cấu thành lên một chiếc máy tính hoàn chỉnh. Các bộ phận phần cứng sẽ bao gồm những phần sau:
- Bên ngoài: Đó là những bộ phận màn hình máy tính, tai nghe headphone, bàn phím keyboard, chuột máy tính mouse, máy in, máy chiếu, loa, USB,...
- Bên trong: Là những bộ phận bộ nguồn, chip CPU, bo mạch chủ mainboard, Modem, quạt tản nhiệt, RAM, ROM, card âm thanh, card màn hình, một số Drive như: Bluray, CD-ROM, DVD, ổ cứng, ổ đĩa mềm,…
Phần cứng của máy tính gồm những loại nào?
Để phân biệt được thì chúng ta có thể dựa vào cách thức vận hành và chức năng của phần cứng. Cụ thể phần cứng sẽ bao gồm 2 loại như sau:
- Input: Đây là những bộ phận chuyên thu thập dữ liệu để thu vào máy tính như là chuột, bàn phím, tai nghe,...
- Output: Đây là các bộ phận chuyên xử lý các dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra bên ngoài. Thường những bộ phận này sẽ là xác bộ phận trả lời và phát tín hiệu như màn hình máy tính, máy in, loa...
Phần cứng máy tính có những bộ phận nào?
Để giúp bạn hiểu rõ chi tiết về các bộ phận của phần cứng thì dưới đây sẽ là thông tin về những bộ phận này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
CPU - Bộ xử lý trung tâm
CPU là một tấm mạch nhỏ, bên trong có chứa một miếng wafer silicon bao bọc trong một con chíp làm bằng gốm và được gắn vào bảng mạch (mainboard). Tốc độ của CPU được tính theo đơn vị là Hz hoặc GHz. Giá trị đo của các đơn vị này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.
CPU - Bo mạch mạch chủ
Mainbroad - Bo mạch chủ
Đây là bảng mạch chính, là thành phần quan trọng nhất trong hệ thống của máy tính. Chúng có vai trò là cầu nối, giao tiếp giữa các thiết bị khác trong máy tính với nhau thành một khối thống nhất.
Bên cạnh đó, bộ phận này còn có nhiệm vụ điều khiển tốc độ và đường truyền của dữ liệu giữa các thiết bị điện tử, phân phối luồng điện áp cho các linh kiện được gắn trên main.
RAM - Bộ nhớ dữ liệu tạm thời
Đây là bộ phận cho phép lưu trữ dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn. Bộ nhớ của PC là nơi lưu trữ thông tin để các phần mềm được cài đặt trên máy tính truy cập vào để lấy dữ liệu.
RAM là nơi mà máy tính sẽ truy cập vào để nhằm xử lý thông tin 1 cách tạm thời. Có nghĩa là khi máy tính không hoạt động thì RAM sẽ trống không. Còn khi RAM càng lớn thì lưu lượng công việc mà nó giải quyết được sẽ càng nhiều và tốc độ xử lý sẽ càng nhanh.
RAM - Bộ nhớ dữ liệu tạm thời
HDD - Ổ cứng
Đây chính là bộ lưu trữ chính của máy. Ổ cứng cũng là nơi lưu trữ hệ điều hành của máy và tất cả những dữ lệu cũng như phần mềm. Nên vì thế mà khi bị mất điện hay sập nguồn thì tất cả những dữ liệu mà bạn vừa thực hiện đều sẽ được giữ lại trên ổ cứng mà không lo bị mất hay bị xóa khi khởi động lại.
Dung lượng ổ cứng được tính bằng Gigabyte (GB). Mỗi ổ cứng thông thường có thể chứa được 500 GB hay thậm chí có thể lên đến 1000 GB ~ 1TB. Dung lượng càng nhiều thì số lương dữ liệu lưu trữ được cũng càng lớn.
Ổ cứng thông thường được chia ra làm 2 loại là SSD và HDD. Giá thành và tốc độ xử lý của 2 loại này cũng là khác nhau.
Thiết bị đầu vào
Đây là những thiết bị giúp cung cấp dữ liệu và tập lệnh cho máy tính như là: chuột, touchpad, trackball, bàn phím, bảng vẽ,…
Thiết bị đầu vào
Màn hình
Đây là một thiết bị không thể thiếu, chúng có tác dụng chính là hiển thị và kết nối sự giao tiếp giữa người dùng và chiếc máy tính. Mỗi màn hình sẽ có những thông số khác nhau mà bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mình như: độ phân giải, độ sáng màn hình, kích thước, tỷ lệ màn hình...
Hiện nay màn hình máy tính cũng có khá nhiều loại khác nhau: màn hình truyền thống, LED, cảm ứng...
Màn hình máy tính
Card mạng
Để có thể kết nối với Internet thì chắc chắn bạn sẽ phải cần sử dụng đến card mạng. Đa phần những mẫu máy tính hiện nay đều được tích hợp sẵn ít nhất một chiếc card mạng LAN (không dây hay có dây) trên Mainboard – bo mạch chủ để bạn có thể liên kết tới bộ định tuyến Internet của các nhà mạng.
Khi card mạng gặp sự cố hỏng hóc, bạn có thể sự dụng card mạng dời để cắm thêm vào khe mở rộng ở bên trong máy tính (PCI hoặc PCI Express 1x) hay loại card dời kết nối qua cổng USB.
Vừa rồi HanoiMobile đã cung cấp đến bạn những thông tin về phần cứng máy tính là gì? Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.
Để lại câu hỏi của quý khách