Nguyên nhân khiến camera điện thoại bị dính bụi
Camera là bộ phận thường xuyên được sử dụng trên các thiết bị điện thoại Smartphone nên việc bảo quản, vệ sinh là điều vô cùng cần thiết. Nếu không vệ sinh thường xuyên, lúc đầu camera sẽ chỉ xuất hiện một vài hạt bụi nhỏ. Lâu dần, các hạt bụi ấy trở nên dày đặc khiến các chức năng chụp ảnh trên điện thoại bị ảnh hưởng, điển hình là cho ra các bức ảnh bị mờ, bị nhòe. Hiện tượng camera xuất hiện bụi bẩn vào bên trong có thể bởi những nguyên nhân sau:
- Do lỗi của nhà sản xuất: Kính camera kép được dán vào sườn bằng một lớp keo mỏng. Lớp keo này chỉ bao phủ 80% diện tích của mặt kính camera kép, phần còn lại bị bỏ trống và đó chính là nơi mà các hạt bụi len lỏi vào.
- Do tác động từ môi trường: Môi trường bạn sinh sống có mức độ ô nhiễm cao; vị trí bạn để điện thoại là những nơi bụi bẩn,...cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụi có khả năng len lỏi vào camera.
- Do điện thoại đã tháo ra sửa chữa: Khi điện thoại của bạn bị hư hỏng, phải đem ra trung tâm sửa chữa nhưng bạn lại lựa chọn nhầm những trung tâm không uy tín, làm việc không cẩn thận. Khi ráp máy lại họ không tra keo kĩ làm hở keo kính camera.
Camera bị dính bụi khiến chất lượng hình ảnh bị mờ, nhòe
Vệ sinh camera điện thoại đúng cách
Nếu điện thoại của bạn đang có các vấn đề về chất lượng hình ảnh mà nguyên nhân bạn đánh giá là do bị dính bụi bẩn. Thì bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh camera theo hướng dẫn sau.
Vệ sinh camera trước
Để vệ sinh camera trước, bạn nen sử dụng miếng vải nhỏ hoặc bút vệ sinh lens chuyên dụng và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sử dụng góc của miếng vải sợi nhỏ để làm sạch ống kính
Ống kính camera trước sẽ khó lau chùi với miếng vải có diện tích lớn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng miếng vải nhỏ để vệ sinh ống kính. Bạn gấp một góc của miếng vải sao cho nó đủ nhỏ để lau được phía trong vết lõm nhỏ đó.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cây tăm để vệ sinh dễ dàng hơn. Bạn đặt miếng vải trùm lên đầu cây tăm để chạm đến các kẽ hở nhỏ xung quanh nắp lens. Tuy nhiên, cần thao tác nhẹ nhàng để không làm trầy xước ống kính.
Lưu ý: Bạn không nên sử dụng tăm bông hoặc khăn giấy để lau ống kính vì các sợi nhỏ trong tăm bông có thể bị đứt và kẹt quanh các cạnh của camera.
Bước 2: Lau sạch phần kính bên ngoài bằng bút vệ sinh lens
Nếu bạn sử dụng bút vệ sinh ống kính chuyên dụng, bạn tháo nắp ra và chà nhẹ đầu bút vào phần kính che lens trên camera trước. Lau theo vòng tròn nhỏ xung quanh trước rồi đến phần trung tâm. Đầu bút được phủ một hợp chất carbon giúp lấy dầu và bụi khỏi ống kính.
Bước 3: Làm sạch bụi bằng khí nén
Giữ bình khí nén cách ít nhất khoảng 8cm và xịt để làm sạch. Bạn xịt theo góc chéo từng chút một và thao tác nhanh để không thổi bụi sâu hơn vào các rãnh xung quanh mép camera.
Chú ý không lắc bình nén trước khi sử dụng vì nó có thể làm hóa lỏng phần không khí ở bên trong.
Vệ sinh camera sau
Trước khi tiến hành vệ sinh camera sau, bạn nên thực hiện tắt nguồn điện thoại để đảm bảo không có bất cứ sự cố gì khi vệ sinh làm ảnh hưởng tới thiết bị.
Đầu tiên, bạn đặt úp điện thoại của mình lên một tấm vải để cố định và bảo vệ an toàn cho màn hình điện thoại. Sau đó, dùng một chiếc khăn mỏng thấm dung dịch cồn 70 độ pha loãng và lau nhẹ ống kính máy ảnh. Lau xong bạn dùng chiếc khăn khô khác để thấm hút chất lỏng còn dư trên ống kính.
HanoiMobile vừa chia sẻ với bạn những nguyên nhân và cách vệ sinh khi camera điện thoại bị dính bụi. Hy vọng những chia sẻ vừa rồi đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi sử dụng điện thoại.
Để lại câu hỏi của quý khách