Tài khoản Zalo bị vô hiệu hóa là gì?
Zalo là tài khoản mạng xã hội cung cấp tính năng nhắn tin và gọi điện miễn phí. Mạng xã hội này được phát triển bởi một trong những công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam – VNG Corporation. Ứng dụng ra mắt năm 2012 và nhanh chóng được sử dụng phổ biến tại nước ta.
Tài khoản Zalo bị vô hiệu hóa được hiểu là tài khoản Zalo của bạn đã bị khóa và không thể truy cập hay sử dụng được. Khi gặp tình trạng này, bạn sẽ không thể đăng nhập, nhắn tin, hay thực hiện bất kỳ hoạt động nào trên tài khoản này. Vậy có cách nào mở lại tài khoản Zalo đã bị vô hiệu hóa không? Cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết để khám phá những thông tin hữu ích nhé!
5 cách lấy lại tài khoản Zalo bị vô hiệu hóa nhanh chóng
Tại Việt Nam, ứng dụng Zalo được sử dụng phổ biến với tần suất vô cùng lớn. Không chỉ để nhắn tin, gọi điện, trao đổi thông tin với người thân, bạn bè mà còn được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để làm việc. Khi Zalo gặp tình trạng vô hiệu hóa, người dùng sẽ có nguy cơ mất hết dữ liệu, gây gián đoạn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc. Cần làm thế nào để giải quyết sự cố này?
1. Xác thực tài khoản Zalo bị vô hiệu hóa bằng CMND/CCCD
Xác thực tài khoản bằng chứng minh thư hoặc căn cước công dân là một cách hiệu quả giúp mở lại tài khoản Zalo đã bị vô hiệu hóa. Bạn thực hiện mở tài khoản theo quy trình sau:
- Bước 1: Truy cập ứng dụng Zalo và chọn Cá nhân. Sau đó, chọn mục Tài khoản và bảo mật.
- Bước 2: Tiếp tục ấn chọn mục Xác thực tài khoản và chọn Bắt đầu.
- Bước 3: Chụp ảnh 2 mặt trước và sau của CMND hoặc CCCD rồi chọn mục Tiếp tục.
- Bước 4: Tiến hành chụp ảnh chân dung và chọn Hoàn tất xác thực để mở lại tài khoản Zalo.
2. Mở khóa Zalo bằng cách xác thực khuôn mặt và giọng nói
Trong một số trường hợp, vô hiệu hóa tài khoản Zalo có thể được gỡ bỏ khi bạn xác thực chính chủ qua giọng nói và khuôn mặt. Bạn đăng nhập vào Zalo và được yêu cầu xác thực giọng nói, khuôn mặt, bạn hãy tiếp tục thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn nút Bắt đầu để tiến hành xác thực.
- Bước 2: Đưa khuôn mặt của bạn vào đúng khung hình và tiếp tục thực hiện theo chỉ dẫn.
- Bước 3: Sau khi đã xác thực khuôn mặt thành công, bạn hãy tiếp tục thực hiện xác thực bằng giọng nói.
- Bước 4: Lần lượt đọc các chữ số hiển thị trên màn hình giao diện của Zalo.
- Bước 5: Kết thúc cuộc gọi để hoàn thành xác thực.
3. Liên hệ đến tổng đài Zalo khi tài khoản bị vô hiệu hóa
Nếu bạn không thể thực hiện hai cách trên bởi bất kỳ lý do gì thì có thể liên hệ với tổng đầu của Zalo để được hỗ trợ. Các tổng đài viên luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách 24/7 với cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Thực hiện quay số theo hotline 1900561558 – Đây là số tổng đài của Zalo.
- Bước 2: Chọn phím số 2.
- Bước 3: Cung cấp cho tổng đài viên các thông tin về tài khoản Zalo cần mở khóa.
- Bước 4: Đợi một vài phút là tài khoản của bạn sẽ được mở khóa thành công.
4. Nhắn tin, trao đổi trực tiếp với nhân viên hỗ trợ
Trong trường hợp bạn không thể gọi điện thoại nói chuyện với tổng đài viên, bạn cũng có thể thực hiện nhắn tin để trao đổi với nhân viên qua Zalo OA.
- Bước 1: Truy cập ứng dụng Zalo và chọn Cá nhân.
- Bước 2: Chọn mục Thông tin về Zalo, tiếp tục chọn Liên hệ với chúng tôi.
- Bước 3: Trao đổi với nhân viên tư vấn về tình trạng đang gặp phải.
- Bước 4: Chờ đợi một vài phút để nhân viên trực chat giải quyết sự cố của bạn.
5. Tạo tài khoản Zalo mới bằng số điện thoại cũ
Trong trường hợp tài khoản của bạn bị vô hiệu hóa vĩnh viễn, không thể mở lại, bạn hãy tiến hành đăng ký tài khoản mới bằng chính số điện thoại cũ của mình. Số điện thoại đăng ký Zalo vừa bị khóa vẫn có thể tạo tài khoản mới nhưng sẽ mất hết dữ liệu tin nhắn và danh sách bạn bè.
- Bước 1: Truy cập ứng dụng Zalo và chọn Đăng ký.
- Bước 2: Nhập số điện thoại chính chủ của bạn đã bị vô hiệu hóa.
- Bước 3: Chờ đợi ứng dụng gửi lại mã xác nhận và tiến hành Nhập mã xác nhận được gửi đến.
- Bước 4: Thành công mở lại tài khoản Zalo đã bị vô hiệu hóa.
Vì sao tài khoản Zalo bị vô hiệu hóa tạm thời?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tài khoản Zalo của bạn bị vô hiệu hóa. Trong đó, một số nguyên nhân sau đây được đánh giá là lý do chính dẫn đến sự cố này. Nắm rõ những nguyên nhân sau đây có thể giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng bị vô hiệu hóa tài khoản.
1. Tài khoản Zalo Robot
Zalo Robot hay Zalo không phải con người là tài khoản thuộc danh mục bị vô hiệu hóa. Nếu bạn đăng nhập trên phần mềm giả lập hoặc các phần mềm độc hại ở những trang thiếu uy tín. Hoặc nếu bạn có các hành vi bất thường tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thì sẽ bị khóa tài khoản.
2. Chia sẻ liên kết có chứa thông tin lừa đảo
Ứng dụng Zalo rất nghiêm ngặt trong việc người dùng có hành vi lợi dụng để trục lợi hoặc lừa đảo. Nếu bạn cố tình hoặc vô tình chia sẻ các link độc hại, chứa nội dung lừa đảo hoặc phát tán những thông tin giả, bạn đều sẽ bị khóa tài khoản.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, Zalo sẽ khóa tài khoản trong vòng 30 ngày, vĩnh viễn,… Vì vậy, trước khi xem hoặc chia sẻ đường dẫn nào, bạn cần kiểm tra thật nhé!
3. Đăng tải và phát tán nội dung nhạy cảm
Zalo nghiêm cấm người dùng đăng tải những nội dung nhảy cảm lên trang cá nhân hoặc nhật ký. Điều này đề cao tính lành mạng của mạng xã hội để tạo ra nền tảng nhắn tin, gọi điện văn minh. Nếu bạn đăng tải hoặc phát tán hình ảnh, video khiêu dâm, bạo lực,… tài khoản của bạn sẽ có nguy cơ ngay lập tức bị khóa.
4. Chia sẻ các nội dung vi phạm bản quyền của người khác
Khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội, bạn cần tuân thủ chính sách sử dụng được cung cấp bởi nhà sáng lập. Zalo cũng có một số chính sách để bảo vệ quyền của người dùng. Nếu bạn chia sẻ link nhạc hoặc video,…đã đăng ký bản quyền, chia sẻ thông tin và dữ liệu chưa được tác giả cho phép, tài khoản của bạn sẽ bị cảnh cáo hoặc bị khóa,
5. Tài khoản Zalo bị hack mất quyền kiểm soát
Hiện nay, có rất nhiều tài khoản Zalo bị hacker xâm nhập mất quyền kiểm soát và tiến hành nhắn tin lừa đảo người thân quen của chủ tài khoản. Chỉ một chút lơ là, bạn có nguy cơ bị hacker tấn công và thay đổi thông tin. Sau đó, sử dụng danh nghĩa của bạn để lừa đảo và trục lợi về cho bản thân.
6. Đăng nhập thông tin mật khẩu sai quá nhiều lần cho phép
Zalo là tài khoản có tình năng bảo mật cực kỳ cao. Khi bạn nhập sai mật khẩu quá nhiều lần, ứng dụng sẽ đánh giá có thể người xấu đang cố đăng nhập và đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn. Lúc này, để bảo vệ thông tin của người dùng, ứng dụng Zalo sẽ tiến hành vô hiệu hóa tài khoản.
Những lưu ý khi mở khoá Zalo bị vô hiệu hoá
Sau khi đã lấy lại được tài khoản Zalo mới bị vô hiệu hóa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh tiếp tục bị khóa trong tương lai.
- Không spam liên tục để tránh bị Zalo hiểu nhầm là tài khoản tự động – Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến tài khoản bị khóa vĩnh viễn.
- Cần đăng ký tài khoản Zalo mới bằng số điện thoại cũ đã bị khóa trong 48 giờ.
HanoiMobile vừa giải đáp thắc mắc cũng như chia sẻ cách xử lý tình trạng Zalo bị vô hiệu hóa. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề sử dụng Zalo đã cung cấp cho bạn thêm thông tin hữu ích.
Để lại câu hỏi của quý khách